Để chuẩn bị cho cuộc chơi người ta dựng lên 11 cái chòi tre. Chính giữa là 1 chòi dành cho những người tổ chức. Hai bên còn lại là 10 chòi nhỏ, mỗi phía 5 chòi, là nơi các “chân bài” ngồi tham gia chơi. Vào cuộc chơi, 1 người giữ chân “chạy cờ”, còn gọi là anh hiệu sẽ gióng lên 1 hồi trống, cùng lúc ban nhạc gồm kèn, trống, đàn nhị, sênh… tấu mở đầu cuộc chơi.
Điều đặc biệt của thú chơi Bài Chòi là ở giọng hò của anh hiệu. Ðó phải là một người thật hài hước, giỏi ứng đối. Theo các bậc cao niên, anh hiệu là linh hồn của cuộc vui, vừa là người bày trò, kiêm luôn diễn viên hát tuồng để mua vui. Vì lẽ đó mà khi có hội bài chòi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nhạc vang xa, đủ sức hấp dẫn người xem.
Có thể nói, ngoài là một trò chơi, Bài Chòi còn là một hình thức trình diễn độc đáo của nhân dân vào những dịp lễ hội ngày Tết mang tính nghệ thuật cao, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa.
Dưới đây là một số hình ảnh về hội Bài Chòi được chúng tôi ghi lại:
Cứ vào mỗi dịp Tết, làng Thanh Thủy Chánh (xã Thuỷ Thanh, TX Hương Thuỷ)
lại tổ chức hội Bài Chòi
Điều đặc biệt của thú chơi Bài Chòi là ở giọng hò của anh hiệu
Không chỉ người lớn tuổi mà các em nhỏ cũng rất thích đến chơi hội Bài Chòi
Bài Chòi – loại hình nghệ thuật đã được UNESCO công nhận
là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Cứ mỗi quân bài sẽ tương ứng với một điệu hò hoặc câu ca dao
Người nào giành được ba lá cờ đỏ như thế này được xem là người thắng cuộc
Du khách hào hứng tìm hiểu về các quân và cách chơi Bài Chòi
Bài Chòi còn là một hình thức trình diễn độc đáo của nhân dân
vào những dịp lễ hội ngày Tết mang tính nghệ thuật cao, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa
Xuân Đạt
|