Đặc sắc biểu tượng hổ ở Huế
Những ngày giáp Tết Nhâm Dần, dọc bờ sông Hương, đoạn trải dài từ quảng trường trước trường Quốc học đến chân cầu Phú Xuân đã xuất hiện các mô hình về loài hổ rất đặc sắc. Đẹp, uyển chuyển, mượt mà và cũng đầy oai linh, hùng dũng là những điều mà người dân và du khách cảm nhận về mô hình loài hổ bên bờ Hương Giang.
Hình ảnh gia đình hổ cách điệu đẹp mắt đoạn múi chân cầu Phú Xuân
Đài phun nước trước UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có một gia đình nhà hổ với chất liệu xốp
Hoa lá được trang trí tạo nên nét đẹp chân thực cho gia đình hổ
Vẻ uy dũng của “chúa sơn lâm”, phía sau là chữ Nhâm Dần nổi bật
Nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của hổ con
Rất nhiều người đưa con em mình đến đây để chụp ảnh lưu niệm
Hay trước quảng trường trường Quốc học là tranh vẽ Ngũ hổ
Nét độc đáo giữa tranh truyền thống phối với nghệ thuật sắp đặt hiện đại
Từ những dáng hổ cho đến những ánh mắt, chòm râu, vẻ mặt, cùng khí thế toàn thân đều toát lên sức sống mãnh liệt của loài “chúa sơn lâm”
Mỗi con một dáng vẻ: con thì đứng, con thì ngồi, con cưỡi mây lướt gió,...
Năm con hổ với những màu sắc khác biệt nhưng lại rất uyển chuyển
Những khối thân chắc khỏe, những dáng ngồi, thế đứng đường bệ, oai phong đặc biệt những chiếc đuôi như đang ve vẩy hoặc uốn vồng lên
Từ ánh mắt, hướng quay mặt, từ cách đặt chân của 5 con hổ trong tranh đều mang những thông điệp theo thuyết Ngũ hành
Rất nhiều người thích thú khi được xem Ngũ hổ với màu sắc nổi bật
Bên cạnh các mô hình đầy uy nghi là hình dáng mũm mĩm, đáng yêu của “chúa sơn lâm” thông qua chiếc bóng bay được bày bán
Xuân Đạt